Bé trai 2 tuổi sùi bọt mép, ngưng thở sau ăn tối vì thứ mẹ Việt nào cũng mua để bồi bổ cho con
Chị chưa kịp làm bất cứ điều gì thì con trai đã ăn muỗng thứ hai và sau đó con rơi vào tình trạng ngu.y kị.ch một cách nhanh chóng. Lúc này, bà mẹ mới biết con mình đang trải qua cơn dị ứng đầu tiên trong đời.
Sau này, người mẹ kể lại, ngay khi chị chuẩn bị bữa tối cho con, chị đã tự hỏi không biết con mình đã thử ăn hạt óc chó hay chưa. Nghĩ rằng con đã ăn hạt óc chó và chưa bao giờ dị ứng với bất cứ thức ăn nào, bà mẹ hào hứng chuẩn bị bữa tối với món mì ý xốt bơ và óc chó cho con thưởng thức mà không hề biết rằng chỉ vài giây sau con phải đối mặt với t.ử th.ần.
Sau khi con trai ăn muỗng thức ăn đầu tiên và phấn khích đến nỗi làm rơi muỗng, người mẹ đã lấy khăn lau cho con và nhắc con cẩn thận khi ăn, và rồi chị phát hiện trên tay con có một vết đỏ như vết bỏng. Khi chị đang tự trách mình đã sơ ý khiến con bị bỏng thì con trai lại ăn thêm muỗng thức ăn thứ hai.
Chỉ vài giây sau, cậu bé lập tức sùi bọt mép và trên miệng xuất hiện những vết ban đỏ, các vết ban nhanh chóng lan rộng khắp người. Cậu bé cũng bị ho và bắt đầu gãi liên tục. Trong cơn hoảng loạn, người mẹ đã gọi chồng về để đưa con đến bệnh viện.
Trên đường đi, cậu bé không thể thở được và bắt đầu nôn ói. Sau đó bé ngừng thở và im lặng. May mắn là họ đến bệnh viện vừa kịp lúc. Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ kết luận cậu bé bị dị ứng với hạt óc chó và pecan. Mọi chuyện diễn ra rất nhanh, chỉ trong khoảng 20 phúr, và nếu bé được đưa đến bệnh viện trễ vài giây, em đã không giữ được mạng sống của mình.
Đó là câu chuyện của chị Sophie, sống tại bang Adelaide, Úc. Chị đã suýt mất con trai Bobby 2 tuổi chỉ vì một bữa tối. Chị Sophie sau đó đã kể lại trải nghiệm kinh hoàng của mình để cảnh báo những bậc cha mẹ khác, rằng con trẻ có thể bị dị ứng với bất cứ món ăn nào, và muốn cho con ăn món mới, bố mẹ bắt buộc phải cẩn trọng, để không phải gánh lấy những hậu quả đau lòng.
Thực phẩm trẻ dễ bị dị ứng
Sữa: Theo The Health Site, gần 60% dân số trên toàn thế giới bị dị ứng với sữa, do không dung nạp lactose trong sữa, phần lớn xảy ra ở trẻ em tiểu học và trung học. Các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò, sữa dê hay sữa cừu vì trong các loại sữa này có hàm lượng protein cao, gây dị ứng cho trẻ. Triệu chứng dị ứng sữa bao gồm đầy hơi; ứ đọng trong dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa.
Đậu nành: Đây là thực phẩm không tương thích với một số trẻ em có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Đậu nành dễ gây mất cân bằng nội tiết tố, do đó nó gây khó tiêu cho một số trẻ. Các triệu chứng dị ứng đậu nành có thể là sưng mặt, môi, lưỡi, chân, phù ở mắt, đầy hơi và trướng bụng.
Trứng: Trứng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe, nhưng khi cho trẻ sơ sinh ăn trứng mẹ cần lưu ý vì đây là một trong các thực phẩm dễ gây dị ứng (chủ yếu là dị ứng với các protein trong lòng trắng trứng) cho trẻ.
Các triệu chứng dị ứng trứng thường xảy ra một vài phút đến vài giờ sau khi ăn trứng. Các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng bao gồm phát ban da, nổi mề đay, viêm mũi, nôn mửa hoặc các vấn đề tiêu hóa khác hoặc thậm chí ngu.y hi.ểm hơn là gây ra s.ốc phản vệ, đ.e dọ.a tính mạng.
Một số loại cá: Dị ứng cá có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả s.ốc phản vệ. Dị ứng cá thường gây biểu hiện ngoài da và tiêu hóa, xuất hiện ngay sau khi ăn. Những người phản ứng với một loại cá thường cũng dị ứng với các loài cá khác. Cá hồi, cá ngừ và cá bơn là một trong những loại cá dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
Nguồn: https://eva.vn/lam-me/be-trai-2-tuoi-sui-bot-mep-suyt-mat-mang-vi-di-ung-hat-oc-cho-c10a339715.html
Xem thêm: Cấp cứu bé trai 2 tuổi rưỡi đột quỵ não: 3 ngày liên tục nôn ói, lừ đừ, yếu nửa người rồi chuyển hôn mê sâu
Mới đây, Phó giáo sư, bác sĩ Phùng Nguyễn Thế Nguyên – Trưởng khoa Hồi sức Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một trường hợp huyết khối tĩnh mạch nội sọ nặng do bệnh Homocystin niệu (Homocystinuria) – một bệnh do rối loạn di truyền hiếm gặp, khiến cơ thể mất khả năng xử lý một số axit amin dẫn đến rối loạn đa hệ thống của mô liên kết, cơ, hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch. Đáng chú ý, bệnh nhân mới chỉ 2,5 tuổi.
Cụ thể, bé trai đi cấp cứu sau 3 ngày nôn ói sau ăn, khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó mức độ ói ngày càng tăng dần. Ngày nhập viện, người nhà thấy bé ói nhiều lần kèm lừ đừ, tiếp xúc kém nên đưa bé vào Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Bác sĩ ghi nhận bé hơi yếu nửa người trái, không có triệu chứng bệnh màng não. Sau nhập viện, bệnh nhi xuất hiện những cơn co giật ngắn ở nửa người trái, diễn tiến hôn mê, phải đặt nội khí quản giúp thở.
Chụp CT, MRI sọ não phát hiện huyết khối tĩnh mạch nội sọ, còn gọi huyết khối xoang tĩnh mạch não. Đây là tình trạng hình thành cục máu đông trong hệ thống tĩnh mạch dẫn lưu máu từ não, khá hiếm gặp nhưng là một nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em, với tỷ lệ tử vong lên đến 10% và khoảng 40% trẻ sống sót có di chứng thần kinh.
Về tiền sử, trẻ không sốt, không chấn thương đầu và chưa từng nhập viện. Xét nghiệm di truyền cho thấy bé đột biến gene CBS, gây homocystin niệu. Như vậy, bé bị huyết khối tĩnh mạch nội sọ nặng là do bệnh homocystin niệu. Đây một bệnh do rối loạn di truyền hiếm gặp, khiến cơ thể mất khả năng xử lý một số acid amin, dẫn đến rối loạn đa hệ thống của mô liên kết, cơ, hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch.
Bé được hồi sức tích cực bằng thở máy xâm lấn, an thần, vận mạch, chống phù não, điều trị huyết khối bằng thuốc. Đồng thời, bé được điều trị nguyên nhân bằng pyridoxin liều cao kết hợp với folate và vitamin B12. Bác sĩ dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn giảm methionin.
Bé trai 2,5 tuổi bị đột quỵ hiếm gặp – Ảnh minh họa
Sau hơn hai tuần, bé tỉnh dần, được cai máy thở, tình trạng yếu nửa người trái cải thiện dần. Bệnh nhi vừa được xuất viện sau 5 tuần trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn, còn yếu nhẹ tay trái. Thời gian tới, trẻ được theo dõi và điều trị dài hạn tại chuyên khoa di truyền – chuyển hóa và phục hồi chức năng thần kinh.
Theo phó giáo sư Nguyên, đây là một trường hợp huyết khối tĩnh mạch nội sọ do nguyên nhân rất hiếm gặp ở trẻ. Nhờ vào hướng tiếp cận chẩn đoán hợp lý, hồi sức thần kinh tích cực và xử trí nguyên nhân kịp thời, kết cục điều trị của bệnh nhi này rất khả quan. Ngoài ra, việc phối hợp đa chuyên khoa cũng có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công trong điều trị bệnh nhi này.
Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cap-cuu-be-trai-2-tuoi-ruoi-dot-quy-nao-3-ngay-lien-tuc-non-oi-lu-du-yeu-nua-nguoi-roi-chuyen-hon-me-sau-a543838.html